Cách sử dụng đèn chiếu xuyên thấu để quan sát ba via trong lỗ
Chúng tôi thường nhận được các yêu cầu về sử dụng đèn chiếu xuyên thấu để kiểm tra ba via và dị vật trong lỗ.
Nếu vật quan sát khá “dày” thì cần sử dụng một mẹo nhỏ.
Chúng tôi sẽ tạo một lỗ trên tấm nhôm dày 12mm rồi chụp ảnh lại.
Trong hình ảnh trên, dị vật bám ở phần trên (trên bề mặt lỗ), phần giữa (giữa lỗ) và phần dưới (gần mặt đáy lỗ).
Để phát hiện được tất cả những dị vật này, bạn cần sử dụng ống kính có khẩu độ. |
■ Trường hợp sử dụng ống kính khẩu độ mở
Nếu bạn lấy nét vào phần trên (bề mặt lỗ) bằng ống kính khẩu độ mở rồi quan sát, hình ảnh quan sát được sẽ như sau:
*Phần giữa (giữa lỗ) và phần dưới (gần mặt đáy lỗ) sẽ gần như không quan sát được.
Nếu bạn lấy nét ở phần giữa bằng ống kính khẩu độ mở rồi quan sát, hình ảnh quan sát được sẽ như sau:
*Có thể quan sát được phần trên nhưng không được rõ. Phần dưới rất khó để quan sát được.
■ Trường hợp sử dụng ống kính macro có khẩu độ
Chụp hình ở khẩu độ nhỏ nhất
(Phần bị tối đi do khép khẩu có thể được bù đắp bằng cách tăng cường chiếu sáng, và tăng độ nhạy của camera lên khoảng 90%, không để ở mức tối đa.)
*Có thể quan sát đầy đủ cả phần trên (bề mặt lỗ), phần giữa (giữa lỗ) và phần dưới (gần mặt đáy lỗ).
Tóm lại
Để quan sát ba via và dị vật bên trong lỗ, không chỉ cần sử dụng đèn chiếu xuyên thấu mà còn phải sử dụng ống kính có khẩu độ để tăng độ sâu trường ảnh.